PHÁT HIỆN RA HÀNH TINH “SIÊU TRÁI ĐẤT” CÓ THỂ TỒN TẠI SỰ SỐNG

PHÁT HIỆN RA HÀNH TINH “SIÊU TRÁI ĐẤT” CÓ THỂ TỒN TẠI SỰ SỐNG

 science news

– – – – – – – – –  ⸎ – – – – – – – – –

June 07, 2022

DISCOVERED A “SUPER-EARTH” PLANET THAT CAN EXIST LIFE

Tin tức  KHOA HỌC

Các nhà khoa học vừa phát hiện một hành tinh đặc biệt được gọi là "bản sao phóng to của Trái đất" ở khá gần chúng ta và được kỳ vọng có thể nuôi dưỡng sự sống.

Nghiên cứu mới của nhà thiên văn học Hiroki Harakawa từ nhóm điều hành Kính viễn vọng Subaru (đặt tại Hawaii - Mỹ), Đài quan sát thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) cho thấy một hành tinh được đặt tên là Ross 508b lớn gấp 4 lần Trái đất và là một hành tinh đầy hứa hẹn cho sự sống.

Hành tinh Ross 508b quay quanh một "ngôi sao lùn đỏ" cách chúng ta 36,5 năm ánh sáng. Thời gian của một quỹ đạo hoàn chỉnh xung quanh ngôi sao của hệ thống chỉ là 10,75 ngày, trái ngược với chu kỳ hàng năm của Trái đất, kéo dài gần 365 ngày.

Hành tinh này nằm ngay cạnh rìa ngoài của "vùng sự sống". ‘Vùng sự sống’ (Goldilocks) của một ngôi sao là một vùng nơi mà các điều kiện nhiệt độ, bức xạ phù hợp để nước ở trạng thái lỏng và sự sống có cơ hội phát sinh. Nhưng vùng này cũng mang tính chất tương đối.

Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Publications of the Astronomical Society of Japan cho biết hành tinh Ross 508b, quay quanh ngôi sao ở một khoảng cách cung cấp nhiệt độ có lợi cho sự hình thành nước trên bề mặt hành tinh. Điều này cho thấy Ross 508b nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống.

Điều gây ấn tượng với các nhà khoa học là Ross 508b, mặc dù có các điều kiện hoàn toàn khác so với Trái đất, nhưng nhìn chung dường như có nhiều đá hơn và ít khí hơn. Nói cách khác, nó rất giống với Trái đất.

Mặc dù thực tế là khu vực mà hành tinh ‘siêu Trái đất’ tọa lạc không quá nóng cũng không quá lạnh khá thuận lợi cho sự sống. Nhưng không phải chỉ ở trong khu vực có thể sinh sống là sẽ có sự sống. Bởi chúng ta có thể thấy sao Hỏa nằm trong vùng sinh sống của Mặt trời nhưng vẫn không thể duy trì sự sống.

Ross 508b có khối lượng bằng 18% so với Mặt trời, khiến nó trở thành ngôi sao mờ nhất và nhỏ nhất có thế giới quay quanh quỹ đạo đã được phát hiện bằng cách sử dụng vận tốc xuyên tâm. Phương pháp vận tốc xuyên tâm hoặc phương pháp dao động hoặc Doppler là một trong những kỹ thuật được sử dụng để tìm ngoại hành tinh.

Scientists have just discovered a special planet called an "enlarged copy of Earth" that is quite close to us and is expected to nurture life.


New research by Astronomer Hiroki Harakawa from the Subaru telescope operator group (located in Hawaii - USA), The Japan National Astronomical Observatory (NAOJ) shows that a planet named Ross 508b is four times larger than Earth and is a promising planet for life.


Ross 508b orbits a "red dwarf star"[1] 36.5 light-years away. The duration of a complete orbit around the star of the system is only 10.75 days, as opposed to the Earth's annual cycle, which lasts almost 365 days.


The planet is located on the outer edge of the "zone of life". The’ Goldilocks '[2] of a star is a region where temperature, radiation conditions are suitable for liquid water and life has a chance to arise. But this area is also relative.


The study was published in the journal Publications of the Astronomical Society of Japan, says Ross 508b, orbits the star at a distance that provides temperatures conducive to the formation of water on the planet's surface. This suggests that Ross 508b is in a region where life can exist.

What impressed the scientists was the Ross 508b, which, despite having completely different conditions than the earth, generally seemed to have more rocks and less gas. In other words, it is very similar to Earth.

Despite the fact that the area where the planet ‘super Earth’ is located is not too hot nor too cold is quite favorable for life. But it's not just in a habitable area that there will be life. Because we can see that Mars is in the habitable zone of the sun but still cannot sustain life.

 

Ross 508b has a mass of 18% that of the sun, making it the faintest and smallest star whose orbit has been detected using radial velocity. The radial velocity method or oscillation method or Doppler[3] is one of the techniques used to find exoplanets.

 

 

 


[1] red dwarf star: còn được gọi là sao lùn M hoặc sao loại M, loại sao có số lượng nhiều nhất trong vũ trụ và là loại sao đốt cháy hydro nhỏ nhất . Sao lùn đỏ có khối lượng từ khoảng 0,08 đến 0,6 lần so với Mặt trời.

https://www.britannica.com/science/red-dwarf-star

[2] The ‘Goldilocks’: đề cập đến vùng có thể ở được xung quanh một ngôi sao nơi có nhiệt độ vừa phải - không quá nóng và không quá lạnh - để nước lỏng tồn tại trên một hành tinh.

https://www.abc.net.au/news/science/2016-02-22/goldilocks-zones-habitable-zone-astrobiology-exoplanets/6907836

[3] Doppler:  là một phương pháp gián tiếp để tìm các hành tinh ngoài hệ mặt trời và sao lùn nâu từ các phép đo vận tốc xuyên tâm thông qua quan sát sự dịch chuyển Doppler (là sự thay đổi tần số của sóng liên quan đến người quan sát đang chuyển động so với nguồn sóng) trong quang phổ của ngôi sao mẹ của hành tinh.

https://en.wikipedia.org/wiki/Doppler_spectroscopy

Retrieved from: https://tienphong.vn/phat-hien-ra-hanh-tinh-sieu-trai-dat-co-the-ton-tai-su-song-post1443973.tpo

Pic:

https://www.openaccessgovernment.org/wp-content/uploads/2022/09/960x0.jpeg

Đăng nhận xét

0 Nhận xét